Các mô hình kinh doanh ngành phụ kiện điện thoại

Nội dung chính

  • 1. Mô hình bán hàng online truyền thống
  • 2. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)
  • 3. Mô hình cộng tác viên bán lẻ

Theo Nielsen, 98% người dùng internet tại Việt Nam đang tham gia mua hàng trực tuyến. Thị trường bán lẻ trực tuyến đã sôi động hơn bao giờ hết trong 5 năm trở lại đây. Vì vậy, trên thị trường đã và đang hình thành các mô hình bán hàng online đa dạng. Ngoài ra, đã có những nhóm người bán Việt Nam tận dụng được sự hỗ trợ của công nghệ và Internet để phát triển trên mô hình bán hàng xuyên biên giới.

Dưới đây là tổng hợp và đánh giá chung về 5 mô hình bán hàng phụ kiện điện thoại online đang phổ biến tại thị trường Việt Nam:

1. Mô hình bán hàng online truyền thống

  • Đây là mô hình bán hàng online được hình thành và phát triển từ khi thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến bắt đầu phổ biến. Mô hình này chỉ đơn giản sử dụng kênh bán hàng online như một đầu ra khác của việc kinh doanh truyền thống. Doanh nghiệp hoặc cá nhân bán hàng vẫn phải sở hữu nguồn hàng, lưu kho và quản lý vận hành để tránh rắc rối phát sinh như hết hàng, mất hàng, hư hỏng,…
  • Tại Việt Nam, mô hình bán hàng online này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn quy mô vừa và lớn. Mô hình này thường khiến bạn tốn kém nhiều chi phí kho bãi, nhân sự,… để quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như quá trình nhập hàng, xuất hàng khỏi kho thật thông suốt. Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều sở hữu những kho hàng riêng.
  • Sau đó, họ phân phối cho bán lẻ offline tại điểm bán, bán buôn cho các cửa hàng tạp hóa, đại lý bán lẻ; bán lẻ trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada và bán online qua nhiều kênh khác.
  • Nhưng trong bối cảnh hiện tại, người bán quy mô vừa và nhỏ đã có thể áp dụng mô hình bán hàng online này nhờ vào sự chớm nở của các giải pháp logistics và chuỗi cung ứng. Những công ty này cung cấp giải pháp kho bãi, quản lý kho, vận chuyển, thu hộ,… giúp người bán sẵn sàng sở hữu sản phẩm, bán hàng đa kênh mọi lúc mọi nơi cũng như mở rộng kinh doanh dễ dàng.
  • Ngoài ra, việc dễ dàng triển khai việc quảng cáo trực tuyến giúp cá nhân có thể tham gia dễ dàng vào mô hình này. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất cho người bán online khi triển khai mô hình này là phải đầu tư vốn khá lớn vào nguồn hàng mà không tính trước được khả năng bán hàng, dễ xảy ra tồn kho và bán lỗ.
  • Ngoài ra, nhiều cá nhân và doanh nghiệp cũng đã tiến đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân riêng và yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ đưa hình ảnh thương hiệu vào sản phẩm (Private label).
  • Khi internet đã rất phổ biến và thương mại điện tử phát triển như hiện nay, mô hình private label càng được ưa chuộng, nhất là trên kênh thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu Amazon. Người bán tại Việt Nam có thể bán sản phẩm private label trên website thương mại điện tử riêng, sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước cũng như nhiều mô hình bán hàng online khác.

2. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)

  • Thương mại điện tử và kinh doanh online đang đầy sức hút với số lượng người dùng tham gia mua sắm ngày càng tăng. Gần 50 triệu người dùng mua hàng trên kênh TMĐT (theo Statista) là một điểm sáng cho thị trường bán hàng online tại Việt Nam.
  • Người bán dễ dàng đăng ký một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử lớn. Mô hình bán hàng online này tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có và sự hỗ trợ lớn về quy trình vận hành, thiết kế cửa hàng, giá cả, vận chuyển, hỗ trợ khách hàng, re-marketing,… của các sàn thương mại điện tử.
  • Ở thời điểm hiện tại các sàn TMĐT tại Việt Nam đang miễn phí duy trì gian hàng, miễn phí hoa hồng cùng nhiều ưu đãi cho người bán.
  • Bạn nên dùng Shopee nhé vì nó ko yêu cầu chi tiết cầu kì và dễ ra đơn hơn > Tham khảo chi tiết tại: https://shopee.vn/congnghebizo

3. Mô hình cộng tác viên bán lẻ

  • Để giảm rủi ro từ việc nhập hàng số lượng lớn về bán như ở mô hình thứ nhất, nhiều người bán online đã lựa chọn cách bán lại những sản phẩm từ những người nhập sỉ về và nhận tiền hoa hồng. Mô hình này thường được biết đến ở Việt Nam dưới cái tên “Mô hình cộng tác viên”. Trong mô hình này, người đứng vai trò “cộng tác viên” sẽ xử lý khâu bán hàng online giúp cho người ở khâu nhập hàng để đưa hàng ra thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn.
  • Thông thường, ở mô hình này, người “cộng tác viên” thường phải có sẵn tập khách hàng tiềm năng, sau đó mới tìm nhà bán buôn phù hợp để lấy hàng và bán đến tập khách hàng của mình. Mô hình này tương đối giống với mô hình dropship, tuy nhiên do việc người bán sỉ không đứng ở vai trò nhà cung cấp nên sẽ không xử lý được các vấn đề về hàng hoàn, đổi trả hay đa dạng hóa nguồn hàng một cách dễ dàng mà vẫn phải thông qua nhà sản xuất.
  • Bên cạnh đó, người làm cộng tác viên luôn luôn phải cân đo đong đếm chi phí khi bán hàng từ người bán sỉ. Nếu chi phí quảng cáo/ marketing và vận chuyển (nếu sử dụng) vượt quá số % hoa hồng của bên bán sỉ đưa cho tức là bên cộng tác viên thực chất đang lỗ cho đơn hàng đó. Đây chính là lý do vì sao mô hình này người cộng tác viên cần tối ưu rất nhiều về khả năng chạy marketing hay đàm phán giá tốt với người nhập hàng về Việt Nam.
  • Tham khảo chi tiết tại: https://www.facebook.com/bizovn

Bài viết liên quan

P8: Đối mặt với thực tế

Bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền vào việc kinh doanh, và có thể sẽ không nhìn thấy lợi nhuận đem lại ngay lập tức. Một số cửa hàng có thể mất nhiều năm trước khi hoàn vốn, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị sẽ mất tiền tiết kiệm và hạ thấp tiêu […]

Xem thêm

P7: Chuẩn bị ngày khai trương cửa hàng

Nội dung chính 1. Tạo hứng thú trước ngày khai trương 2. Tạo một sự kiện 3. Được báo chí đưa tin Bạn đã thực hiện các nghiên cứu, vượt qua rất nhiều khó khăn, và hoàn thành tất cả công việc để mở cửa hàng. Bây giờ là lúc chuẩn bị sẵn sàng cho […]

Xem thêm

P6: Thuê và đào tạo nhân viên vận hành cửa hàng

Nội dung chính 1. Thuê người để xây dựng cửa hàng 2. Thuê người để vận hành cửa hàng Thuê người để giúp bạn mở cửa hàng và hoạt động có thể chiếm một khoản đáng kể trong ngân sách của bạn, vì vậy nếu bạn có thể tự mình làm bất cứ điều gì […]

Xem thêm

P5: Đăng ký kinh doanh và hoàn thành các thủ tục mở cửa hàng phụ kiện điện thoại

Nội dung chính Có rất nhiều mô hình đăng ký kinh doanh như sau Hướng dẫn đăng ký kinh doanh, có 2 cách 1 là đăng ký trên internet và đăng ký trực tiếp 1. Đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng internet 2. Đăng ký giấy phép kinh doanh trực tiếp tại văn […]

Xem thêm

P4: Lựa chọn mặt bằng, vị trí cửa hàng tốt

Nội dung chính Vị trí cửa hàng Diện tích Giá Thuê Mức độ nhận biết Mức độ thuận tiện Thời hạn thuê cửa hàng Hiện trang mặt bằng Hướng nhà Lối đi Thái độ chủ thuê nhà Các tiêu chí tổng quan nhất, mà bạn có thể dựa vào để xác định nhanh các tiêu […]

Xem thêm