P4: Lựa chọn mặt bằng, vị trí cửa hàng tốt

Nội dung chính

  • Vị trí cửa hàng
  • Diện tích
  • Giá Thuê
  • Mức độ nhận biết
  • Mức độ thuận tiện
  • Thời hạn thuê cửa hàng
  • Hiện trang mặt bằng
  • Hướng nhà
  • Lối đi
  • Thái độ chủ thuê nhà

Các tiêu chí tổng quan nhất, mà bạn có thể dựa vào để xác định nhanh các tiêu chí để chọn mặt bằng kinh doanh của bạn:

Lựa chọn mặt bằng, vị trí cửa hàng tốt
Lựa chọn mặt bằng, vị trí cửa hàng tốt

Lựa chọn mặt bằng, vị trí cửa hàng tốt

Vị trí cửa hàng

  • Vị trí quyết định lưu lượng khách hàng và giá thuê, vì vậy phải cân nhắc thật kỹ

Diện tích

  • Phải xác định được diện tích và độ rộng mặt bằng tối thiểu là bao nhiêu? Chiều ngang mặt bằng sẽ quyết định độ lớn của bảng hiệu và nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ nhận diện và niềm tin của khách hàng

Giá Thuê

  • Một mặt bằng giá cao hơn mức dự trù trên dự toán chưa hẳn không tốt vì biết đâu nó lại là cơ hội để bạn có được nhiều khách hàng hơn nhưng tuyệt đối đừng ham mặt bằng quá rẻ

Mức độ nhận biết

  • Mặt bằng dễ nhìn thấy và gây chú ý cho người đi dường

Mức độ thuận tiện

  • Phải chọn vị trí sao cho khách hàng dễ dàng ghé qua nhất có thể.

Thời hạn thuê cửa hàng

  • Thời hạn thuê ít nhất cũng phải gấp đôi thời gian hoàn vốn của bạn
  • Ví dụ: bạn dự tính mất 18 tháng để thu hồi lại toàn bộ số vốn đã đầu tư cho cửa hàng thì thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng nên từ 3 năm trở lên.

Hiện trang mặt bằng

  • Bạn cần mặt bằng có sẵn nhà hay muốn thuê đất trống? Có nhà thì giá thuê cao hơn nhưng ít phải đầu tư xây dựng, ngược lại, thuê đất trống thì giá rẻ hơn nhưng sẽ tốn chi phí đầu tư ban đầu lớn.

Hướng nhà

  • Đầu tiên, bạn cần tránh các mặt bằng chính Tây có nắng chiếu trực tiếp vào buổi chiều.
  • Đừng xem thường nắng chiều, nó có thể khiến hàng hóa hư hỏng nhanh chóng và cửa hàng thì lúc nào cũng nóng hừng hừng khiến khách hàng nản lòng ghé qua

Lối đi

  • Lối đi không quyết định tới hiệu quả kinh doanh nhưng cũng có một chút phiền toái nếu chủ nhà đi chung với bạn.
  • Cửa hàng rất khó kiểm soát hàng hóa vào buổi tối, khi đã đóng cửa. Bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn bàn giao trách nhiệm quản lý tài sản cho nhân viên quản lý.

Thái độ chủ thuê nhà

  • Chọn mặt bằng kinh doanh cũng cần xem xét đến mức độ thiện chí của chủ nhà vì họ là một đối tác sẽ gắn bó trong suốt thời gian bạn làm kinh doanh.
  • Tốt nhất, hãy dành thời gian nói chuyện với chủ nhà, tìm hiểu kỹ về nhân thân, khả năng tài chính và kế hoạch lâu dài với mặt bằng mà bạn định thuê.

Chúc bạn tìm được nhà thuê làm cửa hàng ưng ý với bạn nhé

Lựa chọn mặt bằng, vị trí cửa hàng tốt

Nếu bạn đã đọc tất cả các bài viết trong series hướng dẫn mở cửa hàng kinh doanh của chúng tôi, xin chúc mừng, bạn đã có đủ thông tin để mở cửa hàng cho riêng mình. Bây giờ hãy sử dụng những kiến thức đó và bắt đầu hành động.

Chúc may mắn!

Bài viết liên quan

P8: Đối mặt với thực tế

Bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền vào việc kinh doanh, và có thể sẽ không nhìn thấy lợi nhuận đem lại ngay lập tức. Một số cửa hàng có thể mất nhiều năm trước khi hoàn vốn, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị sẽ mất tiền tiết kiệm và hạ thấp tiêu […]

Xem thêm

P7: Chuẩn bị ngày khai trương cửa hàng

Nội dung chính 1. Tạo hứng thú trước ngày khai trương 2. Tạo một sự kiện 3. Được báo chí đưa tin Bạn đã thực hiện các nghiên cứu, vượt qua rất nhiều khó khăn, và hoàn thành tất cả công việc để mở cửa hàng. Bây giờ là lúc chuẩn bị sẵn sàng cho […]

Xem thêm

P6: Thuê và đào tạo nhân viên vận hành cửa hàng

Nội dung chính 1. Thuê người để xây dựng cửa hàng 2. Thuê người để vận hành cửa hàng Thuê người để giúp bạn mở cửa hàng và hoạt động có thể chiếm một khoản đáng kể trong ngân sách của bạn, vì vậy nếu bạn có thể tự mình làm bất cứ điều gì […]

Xem thêm

P5: Đăng ký kinh doanh và hoàn thành các thủ tục mở cửa hàng phụ kiện điện thoại

Nội dung chính Có rất nhiều mô hình đăng ký kinh doanh như sau Hướng dẫn đăng ký kinh doanh, có 2 cách 1 là đăng ký trên internet và đăng ký trực tiếp 1. Đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng internet 2. Đăng ký giấy phép kinh doanh trực tiếp tại văn […]

Xem thêm

P3: Lập kế hoạch về ngân sách vốn nhập hàng

Nội dung chính Phần 1: Chi phí thuê mặt bằng và duy trì hoạt động: Phần 2: Tài sản và nâng cấp hoặc cải tạo cửa hàng: Phần 3: Công nghệ và phương tiện liên lạc Phần 4: Marketing: Phần 5: Các chi phí khác: Phần 6: Chi phí nhập hàng. Phần này là tất cả […]

Xem thêm